TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
Thứ Ba, ngày 13/5/2025, tại Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra buổi truyền thông giáo dục sức khỏe định kỳ dành cho người bệnh và người nhà người bệnh. Chương trình do Phòng Công tác xã hội, Khoa Dinh Dưỡng và Khoa Hồi sức tích cực phối hợp tổ chức với mong muốn không chỉ nâng cao kiến thức, mà còn kết nối, sẻ chia và mang đến tinh thần tích cực cho người bệnh trong suốt hành trình điều trị.
Mở đầu buổi buổi truyền thông, CNĐD Nguyễn Thị Mai Hòa – Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực chia sẻ về cách chăm sóc bệnh nhân hôn mê
Mở đầu buổi buổi truyền thông, CNĐD Nguyễn Thị Mai Hòa – Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực chia sẻ về cách chăm sóc bệnh nhân hôn mê
.jpg)
Theo CNĐD Nguyễn Thị Mai Hòa, các triệu chứng của hôn mê bao gồm:
- Mất ý thức hoàn toàn: Bệnh nhân không tỉnh táo, không nhận biết được bản thân hoặc môi trường xung quanh. Không tự mở mắt, không giao tiếp, không chủ động về lười nói, ánh sáng hoặc đau.
- Không có phản ứng có mục đích: Không thực hiện mệnh lệnh đơn giản như mở mắt, nắm tay,…Vẫn có thể phản xạ trong vô thức (rút tay khi đau, cử động bất thường)
- Rối loạn chức năng thần kinh thực vật: rối loạn nhịp tim, huyết áp, nhịp thở bất thường, rối loạn thân nhiệt
- Rối loạn phản xạ thần kinh: mất phản xạ định hướng, phản xạ giác mạc, phản xạ đồng tử
- Phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc: không tự thở, không tự ăn uống được, đại tiểu tiện không tự chủ, vận động thụ động.
- Có nguy cơ biến chứng cao: loét tỳ đè, viêm phổi do nằm lâu, nhiễm trùng tiến niệu do đặt sonde tiểu, huyết khối tĩnh mạch sâu do bất động
.jpg)
Do bệnh nhân hôn mê không thể tiếp nhận trực tiếp thông tin về chăm sóc nên chủ yếu dành cho người nhà người bệnh. Người nhà người bệnh cần giữ thái độ tích cực, không bỏ cuộc, qua giai đoạn nguy kịch bệnh nhân hôn mê vẫn có thể có cơ hội hồi phục nhất định
Tham gia buổi truyền thông, người nhà người bệnh khoa Hồi sức tích cực còn được điều dưỡng nghe điều dưỡng Phạm Thị Lan - Khoa Dinh Dưỡng chia sẻ về Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde.
Tham gia buổi truyền thông, người nhà người bệnh khoa Hồi sức tích cực còn được điều dưỡng nghe điều dưỡng Phạm Thị Lan - Khoa Dinh Dưỡng chia sẻ về Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde.
.jpg)
Ưu điểm của phương pháp nuôi ăn qua sonde dạ dày là đảm bảo cung cấp đầy đủ giúp bệnh nhân đạt nhu cầu năng lượng, đủ protein, vitamin và khoáng chất khi người bệnh không thể ăn qua đường miệng. Dễ kiểm soát thành phần dinh dưỡng và lượng thức ăn đưa vào cho người bệnh, giảm nguy cơ sặc và áp dụng được lâu dài
Đối với bệnh nhân hôn mê, chế độ ăn thông thường là 6 bữa/ngày. Mỗi bữa ăn 300-400ml và bắt đầu từ 100-200ml/bữa và tăng dần đến khi đạt đủ nhu cầu. Khi cho ăn để bệnh nhân ở tư thế nằm đầu cao 30 đọ và ít nhất trong 30 phút để hạn chế nguy cơ trào ngược thức ăn vào đường hô hấp. Sau khi ăn dùng 30-60ml nước để tráng lại ống sonde
Ngoài ra, ThS Phạm Thị Thu Hà – Phòng Công tác xã hội còn giới thiệu các hoạt động công tác xã hội đang triển khai tại Bệnh viện như: gian hàng quần áo 0 đồng, lớp yoga cười, cắt tóc miễn phí, cơm cháo từ thiện, các buổi chia sẻ tinh thần, tặng quà yêu thương,… – Các hoạt động đều góp phần tạo nên môi trường điều trị nhân văn, ấm áp và hỗ trợ tích cực cho người bệnh trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Đối với bệnh nhân hôn mê, chế độ ăn thông thường là 6 bữa/ngày. Mỗi bữa ăn 300-400ml và bắt đầu từ 100-200ml/bữa và tăng dần đến khi đạt đủ nhu cầu. Khi cho ăn để bệnh nhân ở tư thế nằm đầu cao 30 đọ và ít nhất trong 30 phút để hạn chế nguy cơ trào ngược thức ăn vào đường hô hấp. Sau khi ăn dùng 30-60ml nước để tráng lại ống sonde
Ngoài ra, ThS Phạm Thị Thu Hà – Phòng Công tác xã hội còn giới thiệu các hoạt động công tác xã hội đang triển khai tại Bệnh viện như: gian hàng quần áo 0 đồng, lớp yoga cười, cắt tóc miễn phí, cơm cháo từ thiện, các buổi chia sẻ tinh thần, tặng quà yêu thương,… – Các hoạt động đều góp phần tạo nên môi trường điều trị nhân văn, ấm áp và hỗ trợ tích cực cho người bệnh trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
.jpg)
Chị Nguyễn Thị L – người nhà bệnh nhi Vũ Việt N chia sẻ: “Con nhà tôi bị tai nạn giao thông, hôn mê một tuần nay rồi. Sau khi tham dự buổi truyền thông giáo dục sức khỏe về chăm sóc người bệnh hôn mê, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn và nhẹ nhõm. Qua buổi chia sẻ của các y bác sĩ và điều dưỡng, tôi đã hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh, những nguy cơ tiềm ẩn nếu chăm sóc sai cách, và quan trọng nhất là những việc mà gia đình có thể làm để hỗ trợ người bệnh phục hồi tốt hơn. Tôi đặc biệt ấn tượng với phần hướng dẫn cách xoay trở người bệnh để tránh loét tì đè, vệ sinh thân thể, và cả việc chăm sóc dinh dưỡng qua ống sonde. Những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng và cần đúng kỹ thuật. Buổi truyền thông cũng giúp tôi hiểu rằng sự hiện diện, lời nói và sự quan tâm của người thân có thể tạo động lực và tác động tích cực đến người bệnh, dù họ đang trong trạng thái hôn mê”
Khép lại chương trình, Phòng Công tác xã hội phối hợp cùng các quý nhà hảo tâm đã trao tặng những phần quà nhỏ nhưng đầy ấm áp cho các bệnh nhân tham dự. Đó không chỉ là món quà vật chất, mà là thông điệp yêu thương, cổ vũ tinh thần: “Bạn không một mình trong hành trình điều trị.”
Khép lại chương trình, Phòng Công tác xã hội phối hợp cùng các quý nhà hảo tâm đã trao tặng những phần quà nhỏ nhưng đầy ấm áp cho các bệnh nhân tham dự. Đó không chỉ là món quà vật chất, mà là thông điệp yêu thương, cổ vũ tinh thần: “Bạn không một mình trong hành trình điều trị.”
.jpg)
Định kỳ thứ 3 hàng tuần, Bệnh viện tiếp tục tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe với chủ đề thiết thực phù hợp với các khoa lâm sàng để cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết về chăm sóc sức khỏe cả về tinh thần và thể chất để người bệnh, người nhà người bệnh phối hợp tích cực, chủ động cùng nhân viên y tế trong quá trình điều trị tại Bệnh viện với kết quả điều trị hiệu quả nhất và cùng nhau sống khỏe hơn, sống tốt hơn mỗi ngày./.
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH